Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Hoa tulip trưng phòng khách- showroom

mình thấy đẹp và bền nên giới thiệu cho các bạn nhé
hoa thì màu sắc tươi với lại là hoa len nên bụi giặt là sạch mà cũng chỉ có 20k/1 bông làm một lọ cắm thì thoải mái cả năm lại có ý nghĩa nữa

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Mùa đông về nhớ ếch kho tương



khi cái lạnh mùa đông tràn về, trong tôi lại nôn nao nhớ về những buổi đi săn ếch đồng thuở ấu thơ nơi quê nhà cùng món ếch kho tương nóng hổi hấp dẫn của mẹ


Tai lợn ngâm dấm chống ngán cho Tết



BẠn có thể chuẩn bị món tai heo ngâm dấm chua chua, ngòn ngọt lại giòn vô cùng hấp dẫn để giải ngán cho ngày Tết nhé.


Mẹo muối hành ngọt mà không hăng trong ngày đông



HÀnh muối là món ăn truyền thống cùa Việt Nam. Chị em hãy bỏ túi cách muối hành dưới đây để không hăng.


Làm mứt sen Huế, mứt đậu trắng, cà rốt và cà chua bi đón Tết



Còn hơn tháng là Tết ta, từ giờ bạn có thể tự tay chuẩn bị cho cả nhà những loại mứt thơm ngon lại an toàn mà không hề khó. Dưới đây là 4 loại mứt mà chị Mai Ro (Mẹ Na Mít) chia sẻ cùng Đẹp Online: mứt sen Huế, mứt đậu trắng, mứt cà rốt và mứt cà chua bi.



ảnh minh họa


Mứt đậu trắng

Mứt cùi bưởi giòn ngọt lạ miệng đón tết



NHững miếng mứt cùi bưởi giòn giòn, ngọt ngọt dùng để đãi khách ngày xuân đảm bảo sẽ rất được lòng bất cứ ai thưởng thức đấy.


Mâm cỗ Tết cổ truyền thường có những món gì?



MÂm cỗ Tết cổ truyền Việt Nam tùy theo vùng miền mà có các món ăn đặc trưng. Trong khi miền Bắc thường có nhiều món canh thì miền Nam lại có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng.



ảnh minh họa


Mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc thường tính theo bát, đĩa: 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Bát gồm: Bát móng chân giò hầm măng lưỡi lợn, bát canh bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Đĩa gồm: đĩa xôi hoặc bánh chưng, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.

Ngoài ra có thể có thêm đĩa lạp xưởng, đĩa trứng muối, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm sứa hoặc nộm rau quả....

Món tráng miệng đặc trưng thì có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, hồng khô, ô mai mơ, gừng.... Đặc biệt món chè kho có tính giải độc và giải rượu.

Mâm cỗ Tết miền Trung có cả bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên hay đĩa ram…

Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món như: cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.

Cỗ tết miền Nam thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Cỗ có bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.

Món tráng miệng có các loại mứt như: mứt dừa, mứt me, mứt khoai, mứt ổi, mứt mãng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo thèo lèo và kẹo chuối,...